Bạn luôn cần cảnh giác trước các vấn đề liên quan đến ngân hàng và tài sản của bạn. Điều đó không có nghĩa là bạn luôn nghi ngờ hay tự tưởng tượng ra các viễn cảnh tiêu cực. Thay vào đó, cảnh giác hướng tới thái độ hoài nghi tích cực đối với các cá nhân hoặc công ty, đặc biệt là khi liên quan đến vấn đề tiền bạc, tài sản.
Những kẻ lừa đảo luôn có thể tìm cách lừa bạn ngoại tuyến và trực tuyến. Một trò lừa đảo “mọi thời đại” mà cá nhân tôi đã từng phải đối mặt hàng tháng: ai đó với giọng nói khó nghe gọi cho tôi và hỏi về thông tin thẻ khi thông báo có "hoạt động bất thường".
Tuy nhiên, đó không phải là vụ lừa đảo tài khoản ngân hàng duy nhất mà chúng ta có thể phải đối mặt. Do đó, qua bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về những cái bẫy phổ biến nhất mà những kẻ lừa đảo đặt ra dưới hình thái các tổ chức đáng tin cậy và hợp pháp.
Tin nhắn và cuộc gọi giả từ "ngân hàng của bạn"
Những kẻ lừa đảo có thể sử dụng tất cả các loại thủ thuật để tìm ra ngân hàng mà bạn đang sử dụng. Họ có thể gửi cho bạn email, tin nhắn văn bản, tin nhắn trên mạng xã hội giả mạo ngân hàng của bạn. Trong các tin nhắn giả mạo này, kẻ lừa đảo sẽ đưa ra một số ưu đãi lớn để đổi lấy khoản phí một lần, yêu cầu bạn xác nhận thông tin ngân hàng để lưu hồ sơ hoặc báo cáo "hoạt động bất thường". Bạn muốn biết bí mật không? Tất cả đều là giả.
Ngân hàng của bạn sẽ không bao giờ yêu cầu người dùng cung cấp các thông tin nhạy cảm qua email hoặc điện thoại. Nếu ai đó tự nhận đến từ ngân hàng của bạn và yêu cầu bạn cung cấp chi tiết thông tin ngân hàng, thì rất có thể họ đang cố lấy cắp tiền của bạn, vì vậy hãy thận trọng và liên hệ với ngân hàng của bạn để xác nhận cuộc gọi hoặc tin nhắn này.
Thanh toán séc quá mức
Hình thức lừa đảo trực tuyến này là một trong những trò lừa đảo lâu đời nhất từ trước đến nay. Bạn bán thứ gì đó trực tuyến và ai đó mua sản phẩm của bạn. Nhưng họ lại trả cho bạn bằng một tấm séc cao hơn giá bán. Người mua sau đó sẽ yêu cầu bạn quy đổi giá trị tiền mặt và gửi lại cho họ số tiền chênh lệch. Bạn làm như họ yêu cầu, chỉ để sau đó nhận ra rằng tấm séc của họ là giả. Nhưng đã quá trễ rồi. Bạn đã gửi tiền và bây giờ, bạn bị tính phí trả lại séc thay cho số tiền bị mất.
Nếu bạn nhận được một khoản thanh toán không dùng tiền mặt, hãy gọi cho ngân hàng phát hành để xác nhận giá trị séc. Chỉ sau khi phía ngân hàng xác nhận thanh toán được ủy quyền, hãy tiến hành gửi tiền của bạn.
Thanh toán séc cho người khác
Một người lạ sẽ tiếp cận bạn và yêu cầu bạn đưa séc cho họ. "Tôi không có tài khoản tại ngân hàng này," họ sẽ nói, "và tôi cần ai đó chuyển séc và quy đổi tiền mặt giúp tôi."
Bạn sẽ mất một hoặc hai ngày để phát hiện ra rằng tấm séc bạn nhận được có gì đó không ổn. Số tiền bạn rút ra để trả cho người lạ này cuối cùng sẽ được trả bằng tiền của bạn. Kẻ lừa đảo đã biến mất từ lâu, còn lòng tốt của bạn thì bị lợi dụng. Nếu ai đó nhờ bạn đổi từ séc sang tiền mặt, hãy giải thích rằng họ có thể tự chuyển tấm séc đó, cộng thêm một khoản phí nhỏ do khác ngân hàng phát hành. Họ không cần sự giúp đỡ của bạn để rút tiền từ séc.
Lừa đảo việc làm
Có vô số kẻ lừa đảo ngoài kia sẽ giả vờ rằng họ có một công việc hợp pháp tại nhà cho bạn: để đổi lấy hoa hồng, bạn sẽ chuyển tiền vào và ra khỏi tài khoản ngân hàng của mình. Nghe có vẻ nhanh chóng và dễ dàng, phải không? Và cho đến khi bạn nhận ra rằng "công việc" này chỉ là một cái cớ để có được quyền truy cập vào các tài khoản tài chính của bạn.
Đừng bao giờ nhận một công việc yêu cầu bạn phải trả một khoản phí hoặc chi phí trả trước, cho dù "nhà tuyển dụng" có biện minh như thế nào.
Nội dung bổ sung. Một số mẹo hữu ích giúp bảo vệ bạn khỏi lừa đảo tài khoản ngân hàng:
- Đừng tin vào mọi email hoặc tin nhắn văn bản bạn nhận được.
- Đừng mất cảnh giác khi đối mặt với những tình huống bất ngờ (rất thực tế ở thời điểm hiện tại, trong thời kỳ đại dịch).
- Không chia sẻ chi tiết ngân hàng của bạn qua mạng xã hội.
- Không chia sẻ thông tin cá nhân về danh tính của bạn
- Đừng lao vào các giao dịch trực tuyến một cách nhanh chóng.
- Hãy thận trọng khi mua hoặc bán trực tuyến.
Bình luận